RAM máy tính là gì?
Giới thiệu:
RAM máy tính (viết tắt là Random Access Memory) là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên, là nơi lưu trữ thông tin hiện hành để CPU có thể truy xuất để xử lý. Thông tin lưu trên RAM chỉ là tạm thời, chúng sẽ mất đi khi mất nguồn điện cung cấp.
RAM đóng vai trò quyết định đối với khả năng thực thi đa nhiệm của máy tính. Dung lượng RAM càng lớn, chu kỳ bộ nhớ càng nhanh… thì máy tính có thể chạy cùng lúc nhiều ứng dụng. Nếu dung lượng RAM không đủ, máy sẽ gặp phải hiện tượng giật lag hoặc treo do số lượng các tác vụ gây tràn bộ nhớ.
Phân Loại RAM máy tính:
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu thông tin cơ bản của các loại RAM được sử dụng cho laptop và PC.
- SDR SDRAM (Single Data Rate SDRAM), thường được giới chuyên môn gọi tắt là “SDR“. Có 168 chân, được dùng trong các máy vi tính cũ, nay đã lỗi thời.
- DDR là phiên bản cải tiến của SDR có 184 chân, có 184 chân, sử dụng điện thế 2.5 V. Hiện rất ít máy tính còn sử dụng.
- DDR2 có 240 chân, Ram DDR2 dùng điện thế 1.8 V. Tốc độ chuẩn của DDR2 trong khoảng từ 400MHz đến 800MHz.
- DDR3 ra đời năm 2007 thay thế cho chuẩn DDR2 trước đây. DDR3 có tốc độ truyền tải dữ liệu trong khoảng 800-2133 MHz, tổng số chân là 240, điện áp sử dụng là 1.5V.
- DDR3L Đây là chuẩn RAM tương tự DDR3 nhưng sử dụng ít năng lượng hơn. Loại RAM này thường được sản xuất cho các thiết bị cụ thể vì chúng sử dụng điện thế 1,35V thay vì 1.5V như các loại RAM DDR3 thông thường. Đây là loại RAM thường xuất hiện trên một số dòng laptop cao cấp nhằm tăng thời gian sử dụng pin.
- DDR4 ra đời năm 2014 là chuẩn RAM mới thay thế cho DDR3 xuất hiện vào cuối năm 2015. Với tốc độ xử lý vượt trội và khả năng tiêu thụ điện năng tốt hơn rất nhiều so với DDR3. Có tổng số chân là 288, sử dụng điện áp thấp chỉ 1.2V. Với mật độ chip nhớ lớn, một thanh RAM chuẩn DDR4 có thể hỗ trợ tối đa lên tới 512GB. Ngoài ra, DDR4 hỗ trợ xung nhịp Bus lên đến: 1600, 1866, 2133, 2400, 2666, 3200MHz, thậm chí là 4266MHz.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết!
[atcoupon type=”fahasa”]